fbpx

Mất ngủ ở phụ nữ trung niên có phải là bệnh?

Mất ngủ ở phụ nữ trung niên có phải là bệnh?

Tháng Năm 23, 2018

Chứng mất ngủ ở phụ nữ trung niên liệu có phải là bệnh? Giải pháp để cải thiện chứng này như thế nào? Hãy cùng EstroLady tìm hiểu ngay dưới đây nhé

Mất ngủ ở phụ nữ trung niên có phải là bệnh?

Chứng mất ngủ ở phụ nữ trung niên liệu có phải là bệnh? Giải pháp để cải thiện chứng này như thế nào? Hãy cùng EstroLady tìm hiểu ngay dưới đây nhé

Chứng mất ngủ nói chung

cứ 9/10 phụ nữ tiền mãn kinh mất ngủ

Theo y học hiện đại, mất ngủ ở phụ nữ trung niên được xác định là một chứng bệnh khi hội đủ các điều kiện sau:

  • Sự than phiền về khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ, khó ngủ duy trì hoặc tỉnh giấc quá sớm.
  • Khó ngủ xảy ra mặc dù có đủ cơ hội thích hợp để ngủ.
  • Mất ngủ lảm giảm hiệu quả hoạt động ban ngày.

Theo phân loại, chứng rối loạn mất ngủ có 3 loại:

+ Mất ngủ ngắn hạn

Mất ngủ ngắn hạn là những mất ngủ, khó ngủ trong giai đoạn ngắn, có tính chất tạm thời, cấp tính do những căng thẳng, đau cấp tính hay buồn khổ tinh thần. Thời gian của mất ngủ ngắn hạn là dưới 3 tháng.    

 + Mất ngủ mạn tính

Mất ngủ mạn tính là những mất ngủ thường xuyên, trường diễn, mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần mỗi tuần và kéo dài trên 3 tháng. Mỗi khi đi ngủ, việc trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ hoặc chậm đi vào giấc ngủ từ 20-30 phút. Khi ngủ rất dễ tỉnh giấc khi có tiếng động hay giấc ngủ không sâu. Ngủ dậy thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải.

+ Mất ngủ loại khác

Mất ngủ loại khác là khi người bệnh phàn nàn về khó khăn bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ nhưng không giống như hai loại trên.

Mất ngủ ở phụ nữ trung niên

Chỉ sau vài đêm mất ngủ, cơ thể chị em đã như tuột dốc không phanh. Càng lo lắng tìm cách lấy lại giấc ngủ, chị em càng rơi vào cơn khủng hoảng tâm lý và hậu quả là tình trạng mất ngủ ngày càng tệ hơn.

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây rối loạn giấc ngủ khi phái đẹp bước qua tuổi “30+” là do sự suy giảm hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng dẫn đến tình trạng phối hợp chệch choạc, lạc nhịp giữa các cơ quan này.

Cán cân nội tiết bị xô lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh khiến toàn thân chị em lâm vào cảnh rối loạn. Từ bốc hỏa đến tim mạch, hô hấp, xương khớp, chuyển hóa, tâm lý đều có vấn đề. Và trạng thái trằn trọc khó ngủ nằm trong những rối loạn đó.

Hậu quả của mất ngủ

Theo thống kê của Viện Y tế quốc gia Mỹ cho thấy, giấc ngủ bị xáo trộn ảnh hưởng đến 47% phụ nữ ngoài tuổi 40 và đến tuổi mãn kinh con số này là 60%.

Đây được xem là một trong những nỗi ánh ảnh lớn nhất của phụ nữ, với các biểu hiện thường gặp như: khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc nửa chừng và không thể ngủ lại, dậy quá sớm vào mỗi buổi sáng, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ trong ngày hôm sau…

Cơn mất ngủ ban đêm thường kéo theo sự mệt mỏi, nóng giận, tính khí thất thường vào ban ngày, nặng hơn là gây suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

Mất ngủ cũng khiến phụ nữ nhanh lão hóa da, thần sắc kém tươi tỉnh, tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư. Nghiên cứu chỉ ra, thiếu ngủ kéo dài làm tăng 48% nguy cơ mắc bệnh tim và khiến 25% tế bào não tổn thương không thể phục hồi.

Những lưu ý để đầy lùi chứng mất ngủ ở phụ nữ trung niên

Các bác sĩ chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan tới giấc ngủ của chị em tuổi mãn kinh cho rằng: tốt nhất không nên dùng thuốc tây mà thay vào đó là áp dụng những phương pháp chống mất ngủ như:

Tuân thủ chế độ ngủ

Phương pháp tốt nhất đảm bảo có giấc ngủ đêm ngon lành là ngủ đúng giờ. Để giữ cho đồng hồ sinh học của bạn hoạt động bình thường, hãy luôn cố luyện tập sao cho đi ngủ và tỉnh dậy vào một thời gian nhất định, cả vào ngày làm việc cũng như ngày nghỉ.

Hạn chế thời gian ngủ

Trên thực tế con người ta thường ngủ nhiều hơn so với nhu cầu. Giảm thời gian ngủ có thể cải thiện tận gốc và tính hiệu quả của giấc ngủ không chỉ đối với những người bị mất ngủ nói riêng, mà còn đối với tất cả chúng ta nói chung.

Đừng bắt mình ngủ khi chưa có nhu cầu

Tốt nhất chỉ nên đi nằm khi cơ thể có nhu cầu ngủ thực sự và để có giấc ngủ ngon, trước khi ngủ nên xem ti vi, đọc sách hay nghe nhạc.

Đừng quá bận tâm về tình trạng mất ngủ của mình

Nhiều người rất khổ tâm vì chứng mất ngủ và nằm trên giường thường ám ảnh điều này. Thực ra, trước ngày diễn ra những sự kiện quan trọng như: đàm phán, thương thuyết làm ăn, thi cử, hay thi đấu thể thao, người ta thường thao thức, dẫn đến mất ngủ, điều này cũng không đáng lo ngại, vì đó là yếu tố tâm lý. Chỉ với công việc đơn điệu hay rất nguy hiểm thì mới nên bận tâm về việc giảm phong độ của mình trong ngày hôm sau.

Hãy tập thể dục đều đặn

Vận động thân thể là một trong những phương pháp chống stress hiệu quả nhất. Thời gian thích hợp nhất để làm việc này là từ 17 – 20 giờ hàng ngày. Song trong vòng 1,5 giờ trước khi đi ngủ thì không nên tập thể dục.

Không nên dùng chất kích thích trước khi ngủ

không dùng chất kích thích trước khi đi ngủ

Mỗi ngày chúng ta thường tiêu thụ một lượng đáng kể caffein có trong cà phê, trà, các loại đồ uống làm tăng lực khác nhau và sô-cô-la. Tác dụng kích thích của caffein đạt tới mức tối đa là sau khi uống từ 2 – 4 giờ. Vì vậy, hãy dùng những thứ đồ uống này trước khi đi ngủ 6 giờ.

Hãy bỏ thuốc lá để có giấc ngủ ngon

Chất nicotin có trong thuốc lá có tác dụng kích thích còn cao hơn so với caffein. Bỏ thuốc lá có thể cải thiện đáng kể giấc ngủ.

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn

Liều lượng cồn ít (50g rượu Vodka hay cốc rượu vang) hóa ra có tác dụng an thần rất tốt. Song nếu uống 150 – 200g rượu Vodka mỗi ngày sẽ làm cho giấc ngủ của bạn không được sâu và hay thức giấc

Hãy gác lại những vấn đề còn tồn đọng

Khi đi ngủ, nhiều người thích đưa vào đầu những vấn đề liên quan tới công việc, làm rõ các mối quan hệ và những vấn đề khác. Điều này là tối kỵ vì nó ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Vì vậy, bạn hãy cố giải quyết mọi vấn đề còn tồn đọng trước khi đi ngủ hoặc gác lại sang ngày hôm sau giải quyết.

Không nên đi ngủ khi quá no hoặc quá đói

Cả hai thái cực này đều ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ của bạn. Không nên ăn trước giấc ngủ 2 – 3 giờ. Bữa tối không nên ăn những thức ăn đầy hơi khó tiêu như: lạc, đậu hay rau sống. Khi ăn kiêng thì đừng để bụng đói đi ngủ. Tốt nhất, nên ăn những món ăn nhẹ như chuối hay táo.

>> Xem thêm: Phụ nữ tiễn mãn kinh nên ăn gì ?

Hãy chuẩn bị cho giấc ngủ

Để có giấc ngủ đêm yên lành, hàng ngày trước khi lên giường bạn nên tuân thủ một trong những biện pháp nhằm thư giãn tinh thần và thân thể như: tắm nước nóng, tập trung suy nghĩ hay nghe nhạc cổ điển.

Ngoài ra, chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên liên quan rất nhiều đến thay đổi nội tiết trong cơ thể, vì vậy tìm hiểu và cố gắng khắc phục tình trạng này để có sức khỏe tốt hơn khi bước vào tuổi trung niên là điều rất cần thiết.

Thông tin hữu ích dành cho bạn: Không dùng thuốc có trị được mất ngủ hay không? 

Nếu chị em ở giai đoạn tiền mãn kinh đang bị mất ngủ, hãy liên hệ đến tổng đài 096 555 747 88 để được tư vấn hiệu quả. 



Bài viết liên quan